Báo cáo tổng kết năm học 2020- 2021

Đăng lúc: 08:50:59 16/06/2021 (GMT+7)

Kết quả đạt được năm học 2020 - 2021 Phương hường nhiệm vụ năn học 2021 - 2022

PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS HÀ VINH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 28/BC-THCS                                        Hà Vinh, ngày 20 tháng 5 năm 2021

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

NĂM HỌC 2020-2021

A. Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021

1. Thuân lợi:

Sự nghiệp giáo dục ở Hà Vinh được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự giúp đỡ phối hợp hoạt động của các đoàn thể ở địa phương, được nhân dân, phụ huynh ủng hộ và có sự chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT Hà Trung và lãnh đạo cấp trên.

Cơ sở vật chất như: Phòng học, phòng học bộ môn đều được kiên cố hóa cao tầng, các thiết bị dạy học ngày càng được bổ sung đầy đủ. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức các phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt”.

Đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, đa số GV có tinh thần trách nhiệm cao, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao.

Phong trào XHH giáo dục ở địa phương phát triển tốt, các lực lượng trong xã hội đều quan tâm đến việc học tập của học sinh.

2. Khó khăn:

Học sinh chưa có phong trào tự học tập, đi học chưa chuyên cần.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vừa tổ chức học vừa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, do đó ảnh hưởng phần nào cho việc tổ chức hoạt động dạy học đặc biệt là một số hoạt động giáo dục tập thể không thực hiện được theo kế hoạch.

Đa số học sinh là con em gia đình nông nghiệp, số HS gia đình hộ nghèo, cận nghèo và hoàn cảnh khó khăn còn nhiều (khoảng 17% HS); có trên 50% học sinh công giáo; nhiều em cha mẹ đi làm ăn xa vì thế việc quan tâm đến học tập của HS chưa tốt, giao phó cho nhà trường là chủ yếu.

Đội ngũ giáo viên có trình độ tay nghề không đồng đều, một số GV chưa thật sự vững vàng trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, chưa làm chủ được CNTT để vận dụng vào các hoạt động dạy học.

  B. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021

          I. Công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương

1. Tổ chức tuyên truyền, triển khai, thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh, của huyện đến đội ngũ, cán bộ, giáo viên trong ngành đảm bảo đồng bộ, kịp thời, hiệu quả.

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục; Văn bản số 3163/QĐ-UBND ngày 06/8/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Quyết định ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2020-2021; Công văn số 421/PGD&ĐT ngày 29/9/2020 của phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học cơ sở năm học 2020-2021 và các văn bản chỉ đạo khác của ngành đến toàn thể CBGV trong nhà trường.

2. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp để để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tham mưu với địa phương, Hội khuyến học xã xây dựng quy chế khen thưởng cho CBGV, HS có nhiều thành tích trong công tác dạy và học. Đã tham mưu với địa phương để tu sửa cơ sở vật chất đầu năm học, huy động nguồn lực hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, xây dựng CSVC phục vụ cho dạy học với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng.

          Làm tốt công tác tham mưu phối hợp với hội khuyến học động viên hội viên xây dựng quỹ khen thưởng. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể địa phương và gia đình quản lý giáo dục học sinh khi ở ngoài nhà trường. Củng cố kiện toàn hội phụ huynh học sinh, kết hợp tốt giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.    

II. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

1. Kết quả thực hiện số lớp, số học sinh

- Kết quả thực hiện:

Lớp 6: 4 lớp – 144 học sinh; Lớp 7: 3 lớp – 100 học sinh.

Lớp 8: 3 lớp – 97 học sinh;  Lớp 9: 3 lớp – 103 học sinh.

Tổng: 13 lớp - Số học sinh: 444 học sinh, so với đầu năm giảm 03 học sinh (Có 3 em chuyển đến và 1 em bỏ học, 5 em chuyển đi).

Bình quân học sinh/lớp: 34.2. Duy trì sĩ số so với đầu năm đạt 99.3%.

- Hạn chế, khó khăn (nguyên nhân).

+ Vẫn còn học sinh bỏ học giữa chừng.

+ Nguyên nhân: Học sinh lười học, học yếu trong khí đó gia đình chưa quan tâm đến việc học của con, đồng ý cho con nghỉ học.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD

- Công tác tuyên truyền:

     Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, về vai trò, vị trí của người thầy trong công tác giáo dục nói chung và trong việc truyền thụ giảng dạy nói riêng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GV ngay từ đầu năm học. Tổ chức, đôn đốc giáo viên học các mô đun 1,2,3 theo chương trình bồi GDPT 2018. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục và tổ chức tốt các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên môn cụm để rút kinh nghiệm. Tạo điều kiện để giáo viên tham gia thi GVG cấp huyện, tham gia học các lớp chuyên đề, học bồi dưỡng theo kế hoach của cấp trên.

     - Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:

     Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình và việc thực hiện quy chế chuyên môn của các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức cho CBGV tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm liên trường. Tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm ở tổ, chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học, động viên giáo viên áp dụng CNTT vào giảng dạy. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra giáo viên. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại CBGV, NV theo quy định, đã xây dựng được tiêu chí để đánh giá công khai, công bằng và tạo động lực để CBGV, NV nỗ lực trong hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Có nhiều GV có kinh nghiệm tốt trong giảng dạy, đúc rút thành kinh nghiệm, đã có 10 SKKN xếp loại A gửi dự thi cấp huyện.

     - Kết quả:

+ Tổng số CBGV, NV: 27. Trong đó 24/27 = 85.7% đạt chuẩn.

+ Kiểm tra hồ sơ GV: Số giáo viên có hồ sơ loại tốt là: 18/24 đạt: 75%, còn lại là hồ sơ xếp loại khá, không có hồ sơ xếp loại trung bình.

+ Xếp loại chuyên môn giáo viên: Số giáo viên được xếp loại chuyên môn giỏi là: 14 đạt: 58.3%; Số giáo viên được xếp loại chuyên môn khá là: 4 đạt:  16.7%. Không có giáo viên xếp loại chuyên môn yếu.

- Hạn chế, khó khăn (nguyên nhân).

+ Vẫn còn một vài giáo viên chậm đổi mới phương pháp dạy học, chưa áp dụng được CNTT vào giảng dạy. Thời gian đầu tư cho nâng cao chất lượng về mũi nhọn và chất lượng đại trà hạn chế.

+ Độ ì của một số ít giáo viên quá lớn, bằng lòng với hiện tại và lấy lí do khách quan quá nhiều dẫn đến hiệu quả trong công việc chưa cao.

3. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông.

          - Nhà trường đã thực hiện Công văn số 2386/SGD ĐT-GDTrH ngày 06/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; Công văn số 365/PGD&ĐT ngày 13/8/2020 của phòng Giáo dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, tổ chức cho các tổ chuyên môn thảo luận chỉnh sửa lại chương trình để thực hiện phù hợp hơn với đối tượng và điều kiện của đơn vị.

          -  Thực hiện nghiêm túc chương trình  dạy môn tự chọn Tin học ở lớp 6. Các khối khác thực hiện dạy theo chủ đề tự chọn.

          - Kết quả thực hiện: Đã xây dựng được chương trình giáo dục nhà trường và đi vào thực hiện. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục hướng nghiệp, tư vấn định hướng cho học sinh lớp 9 lựa chọn trường tham gia thi vào lớp 10 theo năng lực của từng em học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Kết quả: Tổng số HS lớp 9 là 103 em, được công nhận tốt nghiệp là 100 em đạt 97.1%; có 98 em đang đi ôn để thi vào THPT.

          - Hạn chế, khó khăn (nguyên nhân): Chương trình hướng nghiệp vẫn còn nặng về tầm vĩ mô, chưa thực sự sát với tình hình địa phương và nhu cầu sử dụng lao động, tỉ lệ lao động tự do sau khi tốt nghiệp THCS còn cao.

Nguyên nhân: Phụ huynh và học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học nghề sau khi tốt nghiệp THCS vì thế khoảng 75% các em học lên THPT, số còn lại một phần học nghề còn lại lao động tự do. Mặt khác do Hà Vinh xa trung tâm nên nhiều em không học lên THPT.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong nhà trường.

- Nhà trường đã thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng dẫn của cấp trên. Tạo điều kiện cho GV Tiếng Anh được cập nhật, làm quen với chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá Tiếng Anh mới.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ.

- Kết quả thực hiện: 6/13 lớp, số học sinh học Tiếng Anh theo chương trình 7 năm, khối lớp 6, 7 học chương trình Tiếng Anh 10 năm; chất lượng học tập của học sinh đạt như sau: Tổng số học sinh 444 em, trong đó Giỏi: 47 em – tỉ lệ 10.6%; Khá: 139em – tỉ lệ 31.3%; TB: 217 em – tỉ lệ 48.9%; Yếu: 41 em – tỉ lệ 9.2%; Kém: 0 em-tỉ lệ 0%. 

- Hạn chế: Nhà trường vẫn đang thực hiện dạy chương trình Tiếng Anh cũ, trong khi thi THPT, thi HSG theo chương trình mới vì thế chất lượng môn Tiếng Anh hạn chế. Tỉ lệ học sinh loại yếu về bộ môn Tiếng Anh vẫn còn cao, trang thiết bị phục vụ cho học bộ môn tiếng Anh chưa tốt, chưa có phòng học bộ môn Tiếng Anh. Kỹ năng nghe, nói của học sinh chưa tốt.

Nguyên nhân: Học sinh chưa thực sự chăm học nói chung và môn Tiếng Anh. Giáo viên có năng lực về thu hút sự say mê học tập của học sinh còn ít. Mặt khác môi trường học môn tiếng Anh chưa tốt (Học sinh chưa có phòng học bộ môn Tiếng Anh).

5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục

- Các giải pháp thực hiện: Đã áp dụng nhiều phần mềm trong quản lý giáo dục như: Cơ sở dữ liệu ngành, mạng giáo dục việt nam –vnEdu, phần mềm phố cập giáo dục, phần mềm dạy Tiếng Anh, trường học kết nối...

- Kết quả thực hiện: Đa số giáo viên đã ứng dụng được CNTT vào đổi mới giảng dạy. Trong năm học tổng số tiết dạy có sử dụng CNTT là 250 tiết. Có những GV thường xuyên sử dụng CNTT vào các tiết dạy trên lớp.

- Hạn chế: Chưa có cán bộ phụ trách lĩnh vực CNTT chuyên trách trong nhà trường, nên nhiều phần mềm sử dụng chưa triệt để và cập nhật thông tin còn chậm. Một vài giáo viên ứng dụng CNTT chậm. Mặt khác CSVC nhà trường vẫn chưa đáp ứng được để GV có thể ứng dụng nhiều hơn CNTT vào giảng dạy.

          6. Đẩy mạnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giáo dục đào tạo

- Các giải pháp thực hiện:

+ Nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch năm học, chương trình giáo dục của nhà trường phù hợp và chủ động theo khung thời gian năm học.

+ Cán bộ quản lý nhà trường đã chủ động chỉ đạo cho GV thực hiện kế hoạch giáo dục; Thực hiện việc phân quyền trong quản lý để chủ động trong công việc và nâng cao vai trò lãnh đạo cũng như trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Công khai thông tin theo TT 36: Nhà trường đa thực hiện công khai về các điều kiện đảm bảo cho chất lượng giáo dục: CSVC, thiết bị dạy học; đội ngũ cán bộ, giáo viên; kết quả học tập, thi cử của học sinh trong đội ngũ CBGV nhà trường. Một số nội dung như CSVC, kết quả học tập, thi cử của học sinh đã công khai trong phụ huynh học sinh và toàn thể địa phương.  

- Hạn chế, nguyên nhân:

Chưa đảm bảo thời gian về quy định công khai các nội dung theo Thông tư 36, phạm vi công khai còn hạn hẹp chủ yếu công khai trong nội bộ CBGV, NV nhà trường.

Nguyên nhân: Chưa nắm vững các yêu cầu về nội dung công khai các thông tin theo quy định của Thông tư 36. Vì thế cần tăng cường học tập để thực hiện nghiêm túc hơn trong năm học sau.

7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo (chưa thực hiện)

8. Tăng cường xây dựng CSVC, thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

- Công tác triển khai thực hiện;

+ Nhà trường đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tu sửa CSVC đầu năm học, huy động các nguồn lực xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học;

+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng các trang thiết bị dạy học, có quy chế trong đánh giá giáo viên về áp dụng CNTT vào dạy học trong mỗi học kỳ, cả năm học nhằm mục đich tạo động lực để phát triển nhà trường.    

- Kết quả thực hiện:

+Số phòng học, phòng chức năng đầy đủ so với quy định, 100% phòng học và phòng học chức năng được kiên cố cao tầng. Trường được quy hoạch trong khuôn viên đủ diện tích, có đầy đủ sân chơi, bãi tập, cổng trường, hệ thống cây xanh, nhà vệ sinh, nguồn nước sạch được đảm bảo theo quy định. Trường được công nhận lại đạt chuẩn quốc gia tháng 1/2017; cảnh quan trường, lớp "Xanh, sạch, đẹp"; vệ sinh môi trường luôn được sạch sẽ, có khu xử lý rác thải phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường; trường có đủ sân chơi, bãi tập đảm bảo tốt cho hoạt động giáo dục ngoài gời lên lớp và các tiết học thực hành ngoài trời.

+ Công tác sử dụng, quản lý thiết bị đồ dùng dạy học được chú trọng, có giáo viên phụ trách. Cuối kỳ, cuối năm đã thực hiện kiểm kê, đánh giá về công tác sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.

- Hạn chế, khó khăn (nguyên nhân):

+ Vẫn còn thiếu một số trạng thiết bị phục vụ dạy học, phòng học bộ môn chưa đầy đủ và thiết bị đã xuống cấp, phòng không đủ diện tích, vì thế nhiều tiết học thực hành hiệu quả chưa cao.

+ Nguyên nhân: Do cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nên chưa có đủ nguồn kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị cho các phòng học bộ môn; Một số trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa biết được địa chỉ có thể cung cấp để mua sắm bổ sung.

9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

- Các giải pháp thực hiện: 

         + Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục theo quy định, chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các khối lớp. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình và việc thực hiện quy chế chuyên môn của các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức cho CBGV tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm liên trường. Tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm ở tổ, chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học, động viên giáo viên áp dụng CNTT vào giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học.

          + Chỉ đạo làm tốt việc điều tra hoàn cảnh học sinh, có cơ chế hỗ trợ sách vở cho học sinh nghèo, tạo điều kiện cho học sinh khó khăn mượn SGK để học tập. Tăng cường giúp đỡ học sinh yếu kém, đặc biệt ở khối lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng đại trà ở lớp cuối cấp.

    + Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho các bộ môn thành lập đội tuyển HSG, xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dường. Vì vậy trong năm học đã tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các kỳ thi chọn học sinh giỏi do phòng giáo dục tổ chức.

- Kết quả thực hiện (chất lượng giáo dục đạo đức; giáo dục văn hóa đạt được trong năm học so với cùng kỳ năm học trước):

 

TSHS

Giỏi (Tốt)

Khá

TB

Yếu

Kém

HL - Khối 6

144

13

9.0

69

47.9

58

40.3

4

2.8

0

0

HL - Khối 7

100

11

11

49

49

35

35

5

5

0

0

HL - Khối 8

97

7

7.2

41

42.3

42

43.3

7

7.2

0

0

HL - Khối 9

103

17

16.5

48

46.6

35

34.0

3

2.9

0

0

Học lực (tổng)

444

48

10.8

207

46.6

170

38.3

19

4.3

0

0

So với năm học trước

390

51

13.1

174

44.6

159

40.8

6

1.5

0

0

HK - Khối 6

144

110

76.4

32

22.2

2

1.4

0

0

 

 

HK - Khối 7

100

73

73

23

23

4

4

0

0

 

 

HK - Khối 8

97

77

79.4

17

17.5

3

3.1

0

0

 

 

HK - Khối 9

103

89

86.4

13

12.6

1

1.0

0

0

 

 

H. kiểm (tổng)

444

349

78.6

85

19.1

10

2.3

0

0

 

 

So với năm học trước

390

317

81.3

65

16.7

8

2.0

0

0

 

 

 

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn:

Số học sinh giỏi cấp tỉnh là 6 em, trong đó có 4 em đạt giải các môn VH lớp 9 (2 giải Ba và 2 giải KK).

Số học sinh giỏi cấp huyện là 21 em (trong đó có  19 em HSG các môn VH: 1 giải nhất, 5 giải nhì, 4 giải ba và 9 giải KK).

           - Hạn chế (nguyên nhân).

+ Kết quả học lực so với cùng kỳ năm trước có tiến bộ về tỉ lệ học sinh khá, giỏi. Tuy vậy chất lượng mũi nhọn của học sinh khối 6,7,8 có phần giảm sút hơn so với năm học trước, đặc biệt ở các môn Văn, Toán, Tiếng Anh (chỉ đạt 5 giải KK).

+ Nguyên nhân: Một số giáo viên chưa đổi mới trong đánh giá học sinh. Một số học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập nên kết quả học tập chưa tốt.

Năm học 2020-2021, nhà trường xếp thứ 8/21 trường, đạt trường Tiên tiến cấp huyện.

III. Thực hiện 5 Giải pháp cơ bản

1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh đồng thời thực hiện tốt giáo dục pháp luật; giáo dục an toàn giao thông, giáo dục quốc phòng an ninh ... và các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp theo hướng lồng ghép và tích hợp vào các môn học, các phong trào thi đua trong năm học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong tổ chức thực hiện để đạt hiệu quả cao trong các phong trào của nhà trường. Tiếp tục sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" vào giảng dạy ở bộ môn GDCD và hoạt động NGLL nhằm nâng cao nhận thức và hành động thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục nhà trường. Nắm vững các chỉ thị nhiệm vụ năm học của các cấp, phân công hợp lý đội ngũ, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tạo nề nếp kỷ cương trong trường học và môi trường giáo dục an toàn. Xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại các lớp; tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên. Thực hiện nghiêm túc các tiêu chí này sau khi đã được hội nghị CBCC,VC thống nhất.

Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào “Dạy tốt - Học tốt”. Đánh giá cao hiệu quả công việc của giáo viên, thực hiện việc khen thưởng kịp thời, chính xác, dân chủ công khai, công bằng, chống bệnh thành tích. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý qua hệ thống các phần mềm, báo cáo trực tuyến …

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo: Tham mưu với địa phương để tu sửa cơ sở vật chất đầu năm học và mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho dạy học. Bố trí đủ các phòng chức năng và các thiết bị đi kèm theo quy định của trường chuẩn quốc gia.

Trích kinh phí để mua sắm bổ sung thêm các trang thiết bị, ĐDDH, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giáo dục trong nhà trường. Tiếp tục thực hiện tốt việc tuyên truyền nhiệm vụ, mục tiêu năm học, chủ trương XHHGD trong CBGV, học sinh, phụ huynh và các tổ chức xã hội.

Kết quả: Trong năm học đã huy động XHHGD trên 75 triệu đồng để lắp thêm 1 máy chiếu cho lớp 6, tu sửa  và lắp mới một số quạt ở các phòng học, sửa bàn ghế, sửa phòng máy tính ... Đã xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và huy động các nguồn lực nhằm tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học.

4. Tăng cường công tác kiểm tra:

Xây dựng được kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, điều chỉnh kế hoạch sau khi hết nghỉ dịch đi học trở lại và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra trong nhà trường trong việc thực hiện quy chế chuyên môn và thực hiện các cuộc vận động. Trong năm học đã kiểm tra toàn diện được 08 GV, 15 GV được kiểm tra chuyên đề; kiểm tra hồ sơ GV được 4 lần.Thực hiện nghiêm túc việc tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

 5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo: Làm tốt công tác tuyên truyền trong trường học, tập trung chú trọng về thực hiện an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường. Trong năm học đã tuyên truyền và cho học sinh ký cam kết không tái phạm hút thuốc lá. Tuyên truyền về luật ATGT, đảm bảo an toàn trường học. Vì thế trong năm học không có học sinh vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn trong trường học.

* Đánh giá chung.

- Ưu điểm:

Trong năm học dưới sự lãnh đạo của chi bộ, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, sự đoàn kết thống nhất của toàn thể các thành viên trong đơn vị, với sự quản lý của Ban giám hiệu nhà trường, khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ dạy học trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy xã Hà Vinh, của phòng Giáo dục và Đào tạo, trường THCS Hà Vinh đã duy trì được chất lượng đại trà, số học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện các môn văn hóa lớp đảm bảo kế hoạch. Trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ tay nghề của giáo viên được nâng cao. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học được tăng cường. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được chuyển biến tiến bộ, góp phần nâng cao sự nghiệp giáo dục của địa phương xã Hà Vinh.

- Hạn chế:

+ Học sinh đi học không chuyên cần, số học sinh có nhiều ngày nghỉ trong năm học còn cao.

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy của một số ít giáo viên chưa tốt. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thường xuyên. Tỷ lệ học sinh yếu còn cao so với tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

- Nguyên nhân hạn chế, bài học kinh nghiệm.

+ Tinh thần học tập của học sinh chưa cao, chưa nhiệt tình học tập vì thế chất lượng học sinh đại trà còn thấp. Đổi mới phương pháp giảng dạy của một số ít giáo viên và dạy học phù hợp năng lực học sinh chưa tốt. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thường xuyên.

          + Cần tăng cường sự quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm học. Cần phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể trong xã, hội phụ huynh học sinh để quản lý và giáo dục học sinh tốt hơn.

C. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm học 2021- 2022

I. Phương hướng chung

Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp cơ bản trong năm học: Bố trí lớp học hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng triển khai chương trình GPPT 2018 đối với học sinh lớp 6, nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình GDPT 2018; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh...Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học trong nhà trường.

Tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 6; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

II. Nhiệm vụ trọng tâm

1. Số lớp, số học sinh:

Thực hiện tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, sắp xếp lớp học theo quy định, dự kiến trong năm học 2021-2022 trường có 13 lớp, với số học sinh 450 em. Đảm bảo duy trì sĩ số học sinh 99%.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vững mạnh toàn diện

Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ giáo viên. Tạo điều kiện cho CBGV học nâng cao về trình độ chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục vững về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề. Coi trọng việc thực hiện quy chế dân chủ, phát huy tinh thần làm chủ tập thể.

Tổ chức có hiệu quả các đợt thao giảng, thảo luận về đổi mới phương pháp, tạo điều kiện cho GV tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm liên trường. Đôn đốc giáo viên thực hiện nghiêm túc việc dự giờ kiến tập tối thiểu 18 tiết/năm, nhằm nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nâng cao phương pháp giảng dạy cho giáo viên.

Duy trì, phát huy tối đa vai trò của đội ngũ cốt cán chuyên môn trong nhà trường. Phân công chuyên môn hợp lý, tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện nghiên cứu bài dạy nâng cao chất lượng.

Thực hiện có hiệu quả các bộ chuẩn quy định: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông (sửa đổi, bổ sung), thực hiện tốt các chính sách phát triển đội ngũ: thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chế độ tiền lương và các phụ cấp theo lương, trợ cấp khác; đánh giá, khen thưởng nhằm nâng cao đời sống, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.

3. Nâng cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất, bảo đảm an toàn trường học

Thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình. Tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đã có, tăng cường công tác phụ đạo cho học sinh yếu kém. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp và giáo dục pháp luật cho học sinh. Tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018.Thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra công tác quản lý giáo dục, thanh tra chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo nề nếp kỷ cương trong trường học và môi trường giáo dục an toàn. Tổ chức tốt các hoạt động tập thể, các hoạt động về công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý HIV/AIDS, tuyên truyền thực hiện tốt luật an toàn giao thông, giáo dục thể chất, y tế trường học; phát động phong trào học bơi và phòng, chống đuối nước cho học sinh. Phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, nhân cáchcho học sinh.

4. Nâng cao chất lượng dạy học là Tiếng Anh ở các cấp học

Tiếp tục thực hiện kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo hướng dẫn của cấp trên. Tạo điều kiện cho GV Tiếng Anh được cập nhật, làm quen với chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá Tiếng Anh mới.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên .

         5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục

Tiếp tục  áp dụng nhiều phần mềm trong quản lý giáo dục như: Cơ sở dữ liệu ngành, mạng giáo dục việt nam –vnEdu, phần mềm phố cập giáo dục, phần mềm dạy Tiếng Anh, trường học kết nối...đổi mới trong hoạt động dạy học; nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên.

Tăng cường triển khai và sử dụng hồ sơ điện tử (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc…).

6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo

Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Thực hiện dân chủ trong trường học; thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện về CSVC, đội ngũ nhà giáo đảm bảo chất lượng giáo dục; công khai công tác tài chính, các khoản thu, chi của nhà trường đảm bảo đúng mục đích và thiết thực.

7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo: (Chưa áp dụng).   

8. Tăng cường xây dựng CSVC, thiết bị trường học.

Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tu sửa CSVC đầu năm học, huy động các nguồn lực xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; Đề xuất lộ trình đầu tư CSVC để đáp ứng Đánh giá ngoài và công nhận chuẩn Quốc gia vào năm 2022.

Xây dựng kế hoạch sử dụng các trang thiết bị dạy học, có quy chế trong đánh giá giáo viên về áp dụng CNTT vào dạy học trong mỗi học kỳ, cả năm học nhằm mục đich tạo động lực để phát triển nhà trường.    

9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

         Tiếp tục chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục theo quy định, chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các khối lớp. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình và việc thực hiện quy chế chuyên môn của các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức cho CBGV tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm liên trường. Tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm ở tổ, chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học, động viên giáo viên áp dụng CNTT vào giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học.

          Làm tốt việc điều tra hoàn cảnh học sinh, có cơ chế hỗ trợ sách vở cho học sinh nghèo, tạo điều kiện cho học sinh khó khăn mượn SGK để học tập. Tăng cường giúp đỡ học sinh yếu kém, đặc biệt ở khối lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng đại trà ở lớp cuối cấp.

    Tổ chức cho các bộ môn thành lập đội tuyển HSG, xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng. Có cơ chế động viên, khen thưởng để làm động lực cho GV nâng cao chất lượng.

III. Giải pháp cơ bản

1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nhằm nâng cao nhận thức và hành động thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo chủ đề năm 2022 trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh đồng thời thực hiện tốt giáo dục pháp luật; giáo dục an toàn giao thông, giáo dục quốc phòng an ninh ... và các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp theo hướng lồng ghép và tích hợp vào các môn học, các phong trào thi đua trong năm học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong tổ chức thực hiện để đạt hiệu quả cao trong các phong trào của nhà trường. Tiếp tục sử dụng Bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" vào giảng dạy ở bộ môn GDCD và hoạt động trải nghiệm, NGLL nhằm nâng cao nhận thức và hành động thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý nhà trường: Nắm vững các chỉ thị nhiệm vụ năm học của các cấp, phân công hợp lý đội ngũ, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tạo nề nếp kỷ cương trong trường học và môi trường giáo dục an toàn. Xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại các lớp; tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên. Thực hiện nghiêm túc các tiêu chí này sau khi đã được hội nghị CBCC,VC thống nhất.

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo: Tham mưu với địa phương để tu sửa cơ sở vật chất đầu năm học và mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho dạy học. Bố trí đủ các phòng chức năng và các thiết bị đi kèm theo quy định của trường chuẩn quốc gia.

Trích kinh phí để mua sắm bổ sung thêm các trang thiết bị, ĐDDH, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giáo dục trong nhà trường. Tiếp tục thực hiện tốt việc tuyên truyền nhiệm vụ, mục tiêu năm học, chủ trương XHHGD trong CBGV, học sinh, phụ huynh và các tổ chức xã hội.

4. Tăng cường công tác kiểm tra: Xây dựng được kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra trong việc thực hiện quy chế chuyên môn và thực hiện các cuộc vận động. Trong năm học kiểm tra toàn diện được 1/3 GV, 2/3 GV được kiểm tra chuyên đề; kiểm tra hồ sơ GV được 4 lần.Thực hiện nghiêm túc việc tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo: Làm tốt công tác tuyên truyền trong trường học, tập trung chú trọng về thực hiện an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường ...đăng ký đơn vị không có học sinh vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn trong trường học.

D. Kiến nghị, đề xuất: Không

Nơi nhận:

-          Phòng GD&ĐT (để b/c);

-          Đảng ủy, UBND xã (để b/c);

-          Tổ trưởng CM (t/h)

-         Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG

 

Nguyễn Thị Hiền

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Ý kiến thăm dò